TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUANG TRUNG
KHOA KINH TẾ & DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUANG TRUNG
KHOA KINH TẾ & DU LỊCH

Lịch sử hình thành Khoa Kinh tế & Du lịch

Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 17/3/2006 Thủ Tướng Chính phủ kí quyết định số 62/2006/QĐ-TTg về việc thành lập trường Đại học Quang Trung với hai Khoa: Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh và Khoa Kỹ thuật công nghệ.

Ngày 15 tháng 07 năm 2019 Hiệu trưởng Trường Đại học Quang Trung đã ban hành Quyết định số 76/2019/QĐ-ĐHQT-TCCB về việc thành lập Khoa Kinh tế & Du lịch trên cơ sở nhập 02 khoa Khoa Kinh tế và Khoa Quản trị kinh doanh cũ. Tính đến hết tháng 09 năm 2019 Khoa có 7 khoá sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh bậc đại học, cao đẳng với tổng số lượng hơn 5500 sinh viên, bao gồm các hệ chính quy và liên thông chính quy, cao đẳng và vừa làm vừa học.

Khoa Kinh tế & Du lịch đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị Khách sạn – Nhà hàng.

Đội ngũ giảng viên của Khoa được tuyển chọn theo các tiêu chí: Tận tâm, thân thiện, có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm. Trường Đại học Quang Trung mời nhiều thầy cô thỉnh giảng ở các trường đại học lớn như Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Kinh tế Huế…và các doanh nhân, nhà quản lý đã, đang giữ vị trí điều hành trong các lĩnh vực marketing, nhân sự, tài chính, sản xuất, thương mại, du lịch – khách sạn… Tính đến hết tháng 09/2019, toàn khoa có 70 giảng viên cơ hữu (kể cả hợp đồng dài hạn và kiêm nhiệm). Trong đó, số giảng viên cơ hữu có trình độ Thạc sĩ trở lên là 62 (chiếm 88,57%), Tiến sĩ là 05 (chiếm 7,14%), 03 Phó Giáo sư và Giáo sư (chiếm 4,29%).

Chức năng

Khoa Kinh tế & Du lịch của Trường Đại học Quang Trung là đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học có chức năng tổ chức, quản lý, điều hành chuyên môn, nhân sự và các hoạt động khác của các bộ môn, ngành trực thuộc Khoa.

Nhiệm vụ

– Quản lý cán bộ, giảng viên và người học thuộc Khoa, theo phân công của Hiệu trưởng;

– Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của trường theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, bao gồm:

+ Xây dựng chương trình đào tạo của từng ngành theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa quản lý và do Hiệu trưởng giao.

+ Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô-đun, liên quan bảo đảm tính thống nhất, khoa học của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo.

+ Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của nhà trường; phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ đại học và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.

+ Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.

+ Kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên nhằm đảm bảo thực hiện đúng thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy và đảm bảo chất lượng đào tạo.

– Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa;

– Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên; ngành, nghề đào tạo và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo;

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giảng viên, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc khoa;

– Tổ chức đánh giá giảng viên, giáo viên trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của Nhà trường;

+ Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định của Hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo của khoa;

+ Quản lý, điều hành, phối hợp hoạt động các bộ môn thuộc Khoa. Ban chủ nhiệm Khoa lập kế hoạch và chỉ đạo các Bộ môn thuộc Khoa tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng kế hoạch bổ sung đội ngũ cho các Bộ môn.

+ Xây dựng và phát triển website Khoa. Thường xuyên viết bài, thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết về Khoa, chương trình đào tạo, hợp tác doanh nghiệp, giới thiệu việc làm, nghiên cứu khoa học, …

+ Xây dựng và phát triển các kênh truyền thông của Khoa như Fanpage, youtube, tiktok, zalo… nhằm góp phần lan tỏa hình ảnh của Khoa nói riêng và của Trường nói chung; hỗ trợ công tác tuyển sinh của nhà trường.

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các khóa đào tạo kỹ năng nghề ngắn hạn nhằm nâng cao các kỹ năng nghề cho sinh viên của khoa nói riêng và người làm việc trong lĩnh vực đào tạo của Khoa.

+ Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch sử dụng kinh phí hàng năm.

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa, các phong trào thi đua, các giải đấu thể thao… nhằm tạo môi trường học tập thân thiện, đoàn kết, kích thích phong trào học tập thi đua giữa các lớp.

+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng.

Triết lý giáo dục của Khoa Kinh tế & Du lịch

Triết lý “Tri thức – Hội nhập – Sáng tạo” thể hiện mục tiêu giáo dục của Khoa Kinh tế & Du lịch trong việc đào tạo những cử nhân không chỉ giỏi chuyên môn, có tư duy sáng tạo mà còn mang trong mình trách nhiệm phụng sự xã hội, góp phần kiến tạo cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tri thức: Cung cấp tri thức gắn liền với ngành nghề đào tạo, nhằm trang bị cho người học những tri thức khoa học hiện đại. Tri thức mới, phương pháp giảng dạy phù hợp với xu thế hội nhập cùng với sự khát khao đón nhận sáng tạo sẽ làm cho quá trình dạy – học trở nên hứng thú và mang lại hiệu quả cao.

Hội nhập: Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng cường hội nhập và gắn kết thực tiễn. Thực hiện đổi mới toàn diện chương trình đào tạo, tăng thời lượng đào tạo tiếng Anh, tăng cường hoạt động thực tiễn trong quá trình đào tạo thông qua việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên từ các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài, nâng cao hiệu quả đào tạo thông qua các kỳ thực tập, tham quan thực tế, … đáp ứng nhu cầu hội nhập cho người học với xã hội.

Sáng tạo: Xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu thân thiện, đảm bảo tính tự do sáng tạo, phát triển tư duy; tôn trọng ý kiến phản biện khách quan, có cơ sở khoa học; giữ vững và phát huy vai trò đi đầu trong đổi mới và sáng tạo, tạo dựng bản sắc riêng.

Chia sẻ bài viết

Facebook
Twitter
LinkedIn

Thông báo mới

Bài viết khác

Đoàn hội - CLB

Lên đầu trang
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x